Hồi còn nhỏ, tôi thích nhất là những khi cậu tôi ở quê vào Sài Gòn thăm gia đình tôi. Những lúc đó, ông hay kể những gì ông gặp ở Sài Gòn. Những chuyện bình thường ở Sài Gòn, tôi vẫn thấy hàng ngày đến tầm thường phát chán, nay qua cái nhìn của cậu tôi bỗng trở nên mới mẻ hóm hỉnh. Những gì tôi gặp ở Pháp, nay đem ra kể, cũng có lẽ giống như câu chuyện của "nhà quê ra tỉnh" như thế.
1. Cái thú vị đầu tiên khi xuống tới phi trường Charles de Gaulle là taxi. Xe taxi bên Pháp không sơn màu mè theo hãng mà để nguyên như xe hơi thông thường. Ấy thế cho nên mới có chuyện là khi taxi đến khách sạn đón gia đình tôi ra lại phi trường về Mỹ thì các bà trong tour người Hoa tranh nhau chạy ra đứng chụp hình trước chiếc Mercedes. Trong những ngày đi chơi ở Pháp thì tôi thấy đa phần xe hơi ở Pháp khá nhỏ hơn xe ở Mỹ; xe van hay SUV càng rất hiếm. Tôi thấy đây là điêu hay vì như vậy sẽ ít tốn nhiên liệu và sẽ ít gây ô nhiễm cho môi trường. Xe ở đây cũng cũ kỹ hơn.
2. Sẵn đang nói chuyện xe thì tôi phải nói thêm là tôi phục khả năng đậu xe của dân Pháp. Số một! Họ đậu xe làm sao mà xe trước cách xe sau chừng 1 tấc thôi. Có lần tôi còn thò tay vào đo thì có chiếc đậu cách xe trước đúng 1 centimet! Khi muốn chui ra chui vào, họ sẽ hích chiếc trước 1 tí chiếc sau 1 tí . Vì vậy đa số xe ở Pháp hay bị trầy trụa đầu đuôi. Dân Pháp coi bộ không quí xe như dân Mỹ. Tôi cũng khoái điều này vì thật ra chiếc xe chỉ là phương tiện đi lại thôi mà. Dân Pháp đậu xe giỏi và dùng xe nhỏ cũng có một phần là đất nơi đây ít. À, còn nữa. Ở đây đậu xe lên cỏ lên lề là chuyện thường. Gặp như ở Mỹ là bị giấy phạt rồi, có lẽ còn bị kéo xe luôn nữa.
3. Liên quan đến số 2 vừa nói đến. Những bãi cỏ họ đậu lên không được chăm sóc cắt tỉa đẹp đẽ như ở Mỹ đâu. Nói chung, đi ngoài phố xá, tôi ít thấy cây cỏ hoa lá trồng tỉa đẹp như ở Mỹ. Cảnh hoa cỏ dại mọc tự nhiên là bình thường.
4. Dân Pháp ăn mặc đẹp quá! Đừng hỏi tôi họ mặc quần áo đắt tiền hơn dân Mỹ hay không nhé. Tôi không biết mà cũng chả quan tâm đến hàng hiệu hàng hoét gì đâu nhé. Tôi chỉ nói đến kiểu cách ăn mặc thôi. Họ ăn mặc đẹp lắm, kiểu dáng đẹp lắm, điệu lắm! Đã vậy, vóc dáng họ thanh mảnh nên càng tôn vẻ đẹp lên. Đàn bà con gái Pháp đẹp. Họ ăn đồ béo đồ ngọt cũng bộn chứ, nhưng họ vẫn mảnh mai. Họ có bí quyết để giữ vóc dáng và tôi đã học được bí quyết này. Đi ra đường, thấy ai mập mạp thừa cân và ăn mặc lùi xùi thì biết ngay là dân Mỹ. Hôm vào ăn tối trên đại lộ Champs Elysee có gặp hai cô gái trẻ xinh đẹp tươi tắn lắm. Tôi nghĩ thầm "à, mấy cô Pháp cũng có người mập chứ bộ!" (cảm giác an ủi). Nhưng sau đó mới phát giác ra rằng hai cô đó là dân Mỹ chính hiệu Uncle Sam!
Đàn bà con gái Tây hút thuốc nhiều quá. Điếu thuốc cứ ngự trị trên các ngón tay xinh đẹp của các cô. Nhìn các cô đẹp thì mê nhưng thấy điếu thuốc thì phát ngán!
5. Kết luận nhỏ từ số 3 và số 4: dân Pháp chăm lo bản thân mình hơn là chăm chút cho thành phố; dân Mỹ thì chăm chút cho thành phố còn bản thân mình thì để lùi xùi .
6. Đối với một kẻ tham ăn như tôi thì không thiếu chuyện ăn uống . Vào nhà hàng gọi bánh tiramisu hay cream brulee tráng miệng thì thiệt mê mẩn: một phần của họ to đùng luôn! À, mà dân Pháp uống nước có đuờng nhiều quá . Tôi xin 1 ly trà đá không đường (unsweetened ice tea) thì không nơi nào có . Họ cũng ít dùng nước đá: nếu mình gọi nước uống có đá thì chỉ có 2 cục nước đá thôi . Xin thêm "nhiều nhiều" đá thì được nhiều lắm là 4 cục! Bởi vậy, suốt thời gian ở Pháp, tôi mệt mỏi thì nước không đủ độ lạnh theo thói quen của tôi và vì muốn uống ly trà đá giải khát thì toàn là có đường . Uống nước lạnh trong chai thì cũng chỉ man mát chứ không lạnh.
Có vẻ như dân Pháp thích nướng cái gì cũng cháy gần thành than. Tôi gọi chén soup hành thì phải bỏ đi miếng bánh mì vì nó đã là cục than. Miếng pizza này của Chó cũng phải bỏ đi phần đáy vì nó toàn là như vầy . Đi mấy tiệm đều thấy như vậy .
7. Khi đi chợ thì phải trả tiền cho các túi nylon đựng đồ . Tôi thích ý này vì như vậy sẽ khiến người ta ít dùng bao nylon xong rồi vứt đi. Mình cần phải bảo vệ môi trường chứ! Ai như xứ tôi, dùng vô tội vạ! Đây là các "thùng rác" đựng đồ tái chế trên đường phố Paris. Tôi thấy cái này hiệu quả nè .
8. Nghe đồn rằng ở metro bên Pháp móc túi như rươi và "kít" chó đầy rẫy theo sông Seine. Tôi đã đi ít nhất 40 chuyến metro mà chưa bao giờ bị móc túi hay thấy cảnh tượng mất trật tự dù là vừa bước vào metro đã thấy tấm bảng này .
Đi dọc theo sông Seine, lõ mắt coi chừng "kít" chó . Chả thấy đâu. Chỉ có khi đi ngang các chân cầu thì cũng có bịt mũi vì mùi ... amoniac. Ai nói Paris không có nhà vệ sinh công cộng ? Nó đây nè!
9. Thấy con chó này ngậm thư chạy nên tự nhiên tưởng tượng rằng nó đi giao thư tình . :)
10. Ai muốn lưu lại dấu vết ở Paris thì có thể móc 1 cái ổ khoá có khắc chữ vào thành cầu . Cách này văn minh hơn là cái kiểu khắc vô tội vạ lên di tích như ở VN.
11. Ở các bãi đậu xe bên Pháp, ngoại trừ người tàn tật đương nhiên được ưu tiên như ở Mỹ, các gia đình có con nhỏ cũng được ưu tiên nè. Cái này thì hơn đứt Mỹ rồi!
12. Các tiệm cà phê bánh ngọt như vầy thì có khắp nơi, nhưng để ý chút thì đa số khách là các người trung niên trở lên. Đám trẻ Pháp thì khoái Starbucks. Đúng thôi, cà phê Starbucks ngon, rẻ hơn nhiều (so với các tiệm Pháp), phục vụ nhanh chóng kiểu Mỹ thì đương nhiên là khách phải khoái thôi. Kinh tế thị trường mà!
Nhìn hình này giống South Coast Plaza của California quá ha?
14. Hình như đây là điểm cho thuê xe đạp. Mình tự động bỏ tiền vào rồi mượn chạy thì phải. Nếu không có Chó Con thì tôi cũng "thí nghiệm" rồi.
15. Các ông già đang chơi ném banh gì đó, trông vui ghê!
16. Tạm vậy đi đã. Khi nào nhớ ra thêm chuyện gì thì sẽ kể tiếp.
1. Cái thú vị đầu tiên khi xuống tới phi trường Charles de Gaulle là taxi. Xe taxi bên Pháp không sơn màu mè theo hãng mà để nguyên như xe hơi thông thường. Ấy thế cho nên mới có chuyện là khi taxi đến khách sạn đón gia đình tôi ra lại phi trường về Mỹ thì các bà trong tour người Hoa tranh nhau chạy ra đứng chụp hình trước chiếc Mercedes. Trong những ngày đi chơi ở Pháp thì tôi thấy đa phần xe hơi ở Pháp khá nhỏ hơn xe ở Mỹ; xe van hay SUV càng rất hiếm. Tôi thấy đây là điêu hay vì như vậy sẽ ít tốn nhiên liệu và sẽ ít gây ô nhiễm cho môi trường. Xe ở đây cũng cũ kỹ hơn.
2. Sẵn đang nói chuyện xe thì tôi phải nói thêm là tôi phục khả năng đậu xe của dân Pháp. Số một! Họ đậu xe làm sao mà xe trước cách xe sau chừng 1 tấc thôi. Có lần tôi còn thò tay vào đo thì có chiếc đậu cách xe trước đúng 1 centimet! Khi muốn chui ra chui vào, họ sẽ hích chiếc trước 1 tí chiếc sau 1 tí . Vì vậy đa số xe ở Pháp hay bị trầy trụa đầu đuôi. Dân Pháp coi bộ không quí xe như dân Mỹ. Tôi cũng khoái điều này vì thật ra chiếc xe chỉ là phương tiện đi lại thôi mà. Dân Pháp đậu xe giỏi và dùng xe nhỏ cũng có một phần là đất nơi đây ít. À, còn nữa. Ở đây đậu xe lên cỏ lên lề là chuyện thường. Gặp như ở Mỹ là bị giấy phạt rồi, có lẽ còn bị kéo xe luôn nữa.
3. Liên quan đến số 2 vừa nói đến. Những bãi cỏ họ đậu lên không được chăm sóc cắt tỉa đẹp đẽ như ở Mỹ đâu. Nói chung, đi ngoài phố xá, tôi ít thấy cây cỏ hoa lá trồng tỉa đẹp như ở Mỹ. Cảnh hoa cỏ dại mọc tự nhiên là bình thường.
4. Dân Pháp ăn mặc đẹp quá! Đừng hỏi tôi họ mặc quần áo đắt tiền hơn dân Mỹ hay không nhé. Tôi không biết mà cũng chả quan tâm đến hàng hiệu hàng hoét gì đâu nhé. Tôi chỉ nói đến kiểu cách ăn mặc thôi. Họ ăn mặc đẹp lắm, kiểu dáng đẹp lắm, điệu lắm! Đã vậy, vóc dáng họ thanh mảnh nên càng tôn vẻ đẹp lên. Đàn bà con gái Pháp đẹp. Họ ăn đồ béo đồ ngọt cũng bộn chứ, nhưng họ vẫn mảnh mai. Họ có bí quyết để giữ vóc dáng và tôi đã học được bí quyết này. Đi ra đường, thấy ai mập mạp thừa cân và ăn mặc lùi xùi thì biết ngay là dân Mỹ. Hôm vào ăn tối trên đại lộ Champs Elysee có gặp hai cô gái trẻ xinh đẹp tươi tắn lắm. Tôi nghĩ thầm "à, mấy cô Pháp cũng có người mập chứ bộ!" (cảm giác an ủi). Nhưng sau đó mới phát giác ra rằng hai cô đó là dân Mỹ chính hiệu Uncle Sam!
Đàn bà con gái Tây hút thuốc nhiều quá. Điếu thuốc cứ ngự trị trên các ngón tay xinh đẹp của các cô. Nhìn các cô đẹp thì mê nhưng thấy điếu thuốc thì phát ngán!
5. Kết luận nhỏ từ số 3 và số 4: dân Pháp chăm lo bản thân mình hơn là chăm chút cho thành phố; dân Mỹ thì chăm chút cho thành phố còn bản thân mình thì để lùi xùi .
6. Đối với một kẻ tham ăn như tôi thì không thiếu chuyện ăn uống . Vào nhà hàng gọi bánh tiramisu hay cream brulee tráng miệng thì thiệt mê mẩn: một phần của họ to đùng luôn! À, mà dân Pháp uống nước có đuờng nhiều quá . Tôi xin 1 ly trà đá không đường (unsweetened ice tea) thì không nơi nào có . Họ cũng ít dùng nước đá: nếu mình gọi nước uống có đá thì chỉ có 2 cục nước đá thôi . Xin thêm "nhiều nhiều" đá thì được nhiều lắm là 4 cục! Bởi vậy, suốt thời gian ở Pháp, tôi mệt mỏi thì nước không đủ độ lạnh theo thói quen của tôi và vì muốn uống ly trà đá giải khát thì toàn là có đường . Uống nước lạnh trong chai thì cũng chỉ man mát chứ không lạnh.
Có vẻ như dân Pháp thích nướng cái gì cũng cháy gần thành than. Tôi gọi chén soup hành thì phải bỏ đi miếng bánh mì vì nó đã là cục than. Miếng pizza này của Chó cũng phải bỏ đi phần đáy vì nó toàn là như vầy . Đi mấy tiệm đều thấy như vậy .
7. Khi đi chợ thì phải trả tiền cho các túi nylon đựng đồ . Tôi thích ý này vì như vậy sẽ khiến người ta ít dùng bao nylon xong rồi vứt đi. Mình cần phải bảo vệ môi trường chứ! Ai như xứ tôi, dùng vô tội vạ! Đây là các "thùng rác" đựng đồ tái chế trên đường phố Paris. Tôi thấy cái này hiệu quả nè .
8. Nghe đồn rằng ở metro bên Pháp móc túi như rươi và "kít" chó đầy rẫy theo sông Seine. Tôi đã đi ít nhất 40 chuyến metro mà chưa bao giờ bị móc túi hay thấy cảnh tượng mất trật tự dù là vừa bước vào metro đã thấy tấm bảng này .
Đi dọc theo sông Seine, lõ mắt coi chừng "kít" chó . Chả thấy đâu. Chỉ có khi đi ngang các chân cầu thì cũng có bịt mũi vì mùi ... amoniac. Ai nói Paris không có nhà vệ sinh công cộng ? Nó đây nè!
9. Thấy con chó này ngậm thư chạy nên tự nhiên tưởng tượng rằng nó đi giao thư tình . :)
10. Ai muốn lưu lại dấu vết ở Paris thì có thể móc 1 cái ổ khoá có khắc chữ vào thành cầu . Cách này văn minh hơn là cái kiểu khắc vô tội vạ lên di tích như ở VN.
11. Ở các bãi đậu xe bên Pháp, ngoại trừ người tàn tật đương nhiên được ưu tiên như ở Mỹ, các gia đình có con nhỏ cũng được ưu tiên nè. Cái này thì hơn đứt Mỹ rồi!
12. Các tiệm cà phê bánh ngọt như vầy thì có khắp nơi, nhưng để ý chút thì đa số khách là các người trung niên trở lên. Đám trẻ Pháp thì khoái Starbucks. Đúng thôi, cà phê Starbucks ngon, rẻ hơn nhiều (so với các tiệm Pháp), phục vụ nhanh chóng kiểu Mỹ thì đương nhiên là khách phải khoái thôi. Kinh tế thị trường mà!
13. Có vẻ Pháp không phải là thị trường tiêu thụ như Mỹ . Các khu shopping không đông người mua sắm như ở Mỹ .
15. Các ông già đang chơi ném banh gì đó, trông vui ghê!
16. Tạm vậy đi đã. Khi nào nhớ ra thêm chuyện gì thì sẽ kể tiếp.
16 comments:
Cam on Chom Chom, minh rat thich cac bai du ky cua ban ve Paris. Thich cach viet va thich ngam nhin hinh anh, rat thich thu vi chua bao gio minh co dip vieng tham Paris.
Khi nao nho ra them dieu gi thi viet tiep nhe
Thank you loạt hình có minh họa chuyện Tây. :)
#15. Cái trò chơi này của mấy ông gọi là chơi "bun" (boule, chơi ném bi sắt). Ở VN trước đây trò này cũng thịnh hành lắm chị Chôm.
Trò chơi ném banh này cũng gặp nhiều bên Italy lắm chị, em không biết xuất xứ từ đâu. Vụ mặc đồ đẹp thì dân tây ăn đứt dân mỹ vụ này, em cũng như chị không cần biết hàng hiệu hay không miễn thấy đẹp là đẹp thôi :)Q
Dạ, xe đạp đúng là cho thuê đó chị. Ở tây Âu hầu như thành phố lớn nào cũng có hệ thống xe đạp như vậy, mỗi thành phố một màu khác nhau. Giá thuê rất rẻ vì họ muốn khuyến khích dân tình đi xe đạp.
Dân HLan đi Paris thì thấy dân Paris đi xe ẩu kinh (nên em nói vui là ở VN đi xe ẩu là vì do ảnh hưởng của Pháp :D)
nghe Chôm nói, cũng đỡ tủi, thôi thì ở Mỹ đi uống café Starbucks vậy :)
hồi đó đi, tui thấy 1 điểm khác của mí quán ăn bên đó là họ rất tiết kiệm giấy lau tay! Mua bánh mì, họ cho chỉ duy nhất 1 tờ nhỏ xíu, tui xin thêm, họ nhăn nhó :)
hinh chu cho de thuong qua chi :-)
tro choi nay hinh nhu la bocce ball thi phai. Gan cho em co vai cho choi, g/d em cung thich lam.
chị ơi, em đã đọc đủ hết mấy entry về chuyến vi vu của chị ở trời Tây. thích cách viết của chị và mấy cái hình minh họa nữa :)
Cám ơn Thu đã ghé chơi. Chôm chỉ biết kể chuyện bình thường thôi, không biết văn hay chữ tốt (dù là mê đọc sách). :)
Thanks, Gác. Hôm qua hỏi lại hubby, chàng cũng nói đó là boule, hồi nhỏ chàng cũng hay chơi. :)
Q, give me five! :)
Troublemaker, đúng là dân Tây lái xe ghê hồn thiệt. Nhưng nếu đến những nơi như Versailles thì lại thấy dân ở đó lái xe hiền lắm.
Kể nghe chuyện này. Hồi xưa có ông anh họ bên Đức qua Mỹ chơi. Xuống phi trường Los Angeles, ổng thuê xe chạy vèo về nhà mẹ chị (khoảng 70km) vào ban đêm. Mà hồi đó làm gì có GPS hay mapquest, chỉ có bản đồ giấy thôi! Phục ổng quá thì ổng nói là đường đi ở Mỹ dễ ợt, dân Mỹ lái xe hiền quá. Trong khi đó thì ngày nào mình cũng chê dân Los Angeles lái xe ẩu. :D
Anh Hoàng, đám trẻ Pháp mê Starbucks lắm nhe. Vô Starbucks là thấy bà con xếp hàng dài ngoằng hà.
Anh nhắc chuyện napkin mới nhớ. Họ bảo vệ mo6i trường mà, mình thấy bất tiện nhưng nên làm như vậy.
Bumble Bee, không phải boccee đâu em. Anh Gác nói đúng, nó là boule. Trái banh nhỏ hơn và cách chơi luật chơi cũng khác.
Cám ơn Xuân ghé chơi và còn thích cách kể chuyện của "bà già nhà quê ra tỉnh". :D
Về cái số 7, em nghĩ bao nylon cửa hàng nơi nào ng ta cũng cho vào cost của hàng hoá rồi. Bên em thì siêu thị sẽ ko bớt tiền nhưng cho thêm một vài point (tương đương vài JPY, mà 100JPY mua đc vài cọng hành :D ) vào thẻ tích điểm của mình nếu ko dùng túi nylon.
Số 8, Mấy ông thầy em bảo ở Pháp, trong thư viện chỉ dành cho những bậc giáo sư còn bị móc đồ nữa. hi..hi.. công nhận ai cũng kêu metro bên ấy siêu móc túi. Em nghĩ cũng một phần do qui đinh, và luật. Chứ bên em, bác nào dắt chó đi dạo phải mang theo một cái túi đựng đầu ra đó.
Số 13, có phải là vì thị trường Mỹ giá cả rẻ hơn Pháp ko nhỉ!?? Chỉ có điều lạ là giá cả JP bao giờ cũng trong top ten (thường là đứng đầu) mà các shopping mall hàng ngày vẫn cứ đông đúc là sao ta.
Hy vọng một ngày nào đó được nghe chị Chôm chôm kể JP du ký. :D
Dạ em cũng thấy ở Cali (tại em chỉ mới đến Cali thôi nên không biết mấy bang khác thì sao) mọi người lái xe rất nghiêm chỉnh (ví dụ như em thấy tới ngã tư dù đường vắng vẫn dừng lại). Đường thì thẳng tắp chứ không có cong cong quẹo quẹo như bên em (nhất là trong thành phố) nên mặc dù em rất kém về phương hướng vẫn có thể xác định được. Chỗ đậu xe cũng rộng rãi nữa.
Em thấy mấy đứa bạn em nhà nào cũng mỗi người 1 xe mà toàn xe bự. Bên em thì thường là 1 gia đình 1 xe (trừ khi nào bắt buộc mới 2 xe thôi). Em hỏi ra thì biết là xe ở Mỹ giá rẻ quá chừng + không phải đóng thuế. Bên em thì phải đóng thuế hàng năm cho xe (chưa kể đủ loại bảo hiểm nữa) + giá xăng mắc nhất thế giới + xe càng to (nặng) thì thuế càng cao = toàn xe nhỏ không à.
Em rất thích đọc mấy bài chị viết dài dài vậy nè, rất sướng! Cảm ơn chị nha.
Post a Comment